Cách nuôi gián Dubia

 

 Dubia blaptica (Dubia Roaches) – Reptilianostra®

1.Phân biệt

Gián đực: có cánh ở size sinh sản, size thịt thì phần bụng nhỏ hơn

Gián cái: đen và bóng, bụng to hơn và không có cánh ở size sinh sản

2.Giá trị dinh dưỡng


Đạm (protein)

%

Chất béo (Fat)

%

Chất xơ (fiber)

%

Canxi (calcium)

mg/kg

phosohorus

mg/kg

Thấp nhất 21.4 6.4 2.6 700 2600
Cao nhất 23.4 7.2 2.9 800 2600 

 3. Tuổi thọ:

Gián đực: từ 150 - 203 ngày

Gián cái: có thể sống đến 24 tháng

4. Các loại vật nuôi sử dụng gián dubia làm thức ăn

Với thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm nhiều gián dubia thích hợp làm thức ăn của rất nhiều loại động vật khác nhau như:

  • Các loại cá: cá rồng, các loại cá ăn thịt.
  • Chim, gà cảnh: đặc biệt các loại chim đang thay lông hoặc trong quá trình sinh sản.
  • Các loại bò sát: ếch, tắc kè, nhím, nhện, rồng Úc, Tắc Kè Hoa, Leopard Gecko, Kỳ Đà Savannah,

5. Thức ăn

Gián Dubia có thể ăn cám gà, cám chim, các loại rau quả để lấy bù nước. Nên rải thức ăn đều trong thùng để gián có thể ăn dễ dàng, từ 3-5 ngày vệ sinh và thay thức ăn tránh để ẩm mốc. Khi vệ sinh tránh làm động gián.

6. Chuồng nuôi

Nuôi gián dubia bằng thùng nhựa, xốp, tránh kiến vào thùng có thể cắn gián dubia. Dùng vỏ giấy đựng trứng lót làm nơi trú ngụ cho gián.

Mật độ: đối với thùng 40x60 có thể nuôi được 2KG gián size sinh sản. 1Kg gián khoảng 300 cặp bố mẹ.

7. Nhiệt độ và độ ẩm

Gián dubia sống và sinh sản tốt nhất từ 23-35 độ C, độ ẩm 80%. Gián sẽ lột xác để lớn lên và đủ size thì sẽ sinh sản cứ 1 tháng 1 lần.

Nhận xét

Đăng nhận xét