Cấu hình DNS Server trên CentOS 8

 Mô hình triển khai và phân hoạch IP

Mô hình triển khai

Mô tả: Mô hình lab này sử dụng 2 máy CentOS 8 với quyền root user, trong đó có 1 máy được sử dụng làm DNS Server và 1 máy client để kiểm tra hoạt động của DNS Server. Tên miền được sử dụng trong bài lab là: example.com

Phân hoạch IP

Các bước triển khai

Thực hiện trên DNS Server

[1] Cài đặt bind và bind-utils

  • Cài đặt gói phần mềm BIND và bind-utills(để sử dụng được 2 câu lệnh nslookupdig). BIND là ứng dụng cung cấp DNS server phổ biến nhất hiện nay. Sử dụng câu lệnh:
  dnf -y install bind*
  • Start dịch vụ DNS
  systemctl start named
  systemctl enable named
  systemctl status named

[2] Cấu hình bind DNS server

  • Cấu hình DNS Server, chỉnh sửa file /etc/named.conf
    Chú ý: Thay địa chỉ IP trong file cấu hình thành địa chỉ IP của bạn.
  cp /etc/named.conf  /etc/named.bak
  vim /etc/named.conf
install vim : yum -y install vim-enhanced 

Trong phần options, chuyển 2 dòng sau thành bình luận như sau:

 //listen-on port 53 { 127.0.0.1; };
//listen-on-v6 port 53 { ::1; };

Chỉnh sửa thông số allow-query, chú ý địa chỉ IP của bạn

   allow-query     { localhost; 10.10.34.0/24; }; 
// Địa chỉ Network của bạn

Cài đặt này chỉ cho phép các máy chủ trong mạng được xác định truy cập vào máy chủ DNS.

Một forward lookup DNS zone là vùng lưu trữ thông tin mối quan hệ giữa địa chỉ IP và host name. Khi được truy vấn, nó cung cấp địa chỉ IP của host system bằng host name. Ngược lại, reverse DNS zone trả về tên miền đủ điều kiện(Fully Qualified Domain Name (FQDN)) của máy chủ liên quan tới địa chỉ IP của nó.

Để xác định reverse và forward lookup zones, thêm vào cuối file named.conf cấu hình dưới:

   //forward zone
zone "example.com" IN {
type master;
file "example.com.db";
allow-update { none; };
allow-query { any; }; };
//backward zone
zone "34.10.10.in-addr.arpa" IN {
type master;
file "example.com.rev";
allow-update { none; };
allow-query { any; };
}; 

//Chú ý: tạo tên zone và file có cùng domain name, ở mục Backward zone là địa chỉ

IP Ngược,  dùng Vim để sửa cho dễ, không có khoảng trắng trước kí tự. 

Trong đó:

  • type: Quy định vai trò của server cho một zone(khu vực) cụ thể. Thuộc tính master cho biết đây là 1 server có thẩm quyền.
  • file: chứa thông tin về file forward / reverse zone của domain.
  • allow-update: Thuộc tính này xác định các host system có được phép chuyển tiếp cập nhật DNS động. Trong trường hợp này không.

[3] Tạo forward DNS zone file cho tên miền

  • Tạo một forward DNS zone file cho tên miền example.com theo câu lệnh bên dưới:
  vim /var/named/example.com.db

Thêm vào nội dung

 $TTL 86400
@ IN SOA dns-server.example.com. admin.example.com. (
2020011800 ;Serial
3600 ;Refresh
1800 ;Retry
604800 ;Expire
86400 ;Minimum TTL

)

;Name Server Information
@ IN NS dns-server.example.com.

;IP Address for Name Server
dns-server IN A 10.10.34.112

;Mail Server MX (Mail exchanger) Record
example.com. IN MX 10 mail.example.com.

;A Record for the following Host name
www IN A 10.10.34.113
mail IN A 10.10.34.111

;CNAME Record
ftp IN CNAME www.example.com.

 Chú ý: 

- Khoảng trắng trước dòng lệnh

- Domain name server

- Khai báo các record

Trong đó:

  • TTL: là viết tắt của Time-To-Live là khoảng thời gian(hoặc hops) mà gói tin tồn tại trên mạng trước khi bị router loại bỏ.
  • IN: là Internet
  • SOA: là viết tắt của Start of Authority. Về cơ bản nó xác định name server có thẩm quyền, trong trường hợp này là dns-server.example.com và thông tin liên lạc – admin.example.com
  • NS: là viết tắt của Name Server
  • A: là bản ghi A. Nó trỏ 1 domain/subdomain tới địa chỉ IP
  • Serial: áp dụng cho mọi dữ liệu trong zone và có định dạng YYYYMMDDNN với YYYY là năm, MM là tháng, DD là ngày, NN là số lần sửa đổi dữ liệu zone trong ngày. Luôn luôn phải tăng số này lên mỗi lần sửa đổi dữ liệu zone. Khi Slave DNS Server liên lạc với Master DNS Server, trước tiên nó sẽ hỏi số serial. Nếu số serial của Slave nhỏ hơn số serial của máy Master tức là dữ liệu zone trên Slave đã cũ và sau đó Slave sẽ sao chép dữ liệu mới từ Master thay cho dữ liệu đang có.
  • Refresh: chỉ ra khoảng thời gian Slave DNS Server kiểm tra dữ liệu zone trên Master để cập nhật nếu cần. Giá trị này thay đổi tùy theo tuần suất thay đổi dữ liệu trong zone.
  • Retry: nếu Slave DNS Server không kết nối được với Master DNS Server theo thời hạn mô tả trong refresh (ví dụ Master DNS Server bị shutdown vào lúc đó thì Slave DNS Server phải tìm cách kết nối lại với Master DNS Server theo một chu kỳ thời gian mô tả trong retry. Thông thường, giá trị này nhỏ hơn giá trị refresh).
  • Expire: nếu sau khoảng thời gian này mà Slave DNS Server không kết nối được với Master DNS Server thì dữ liệu zone trên Slave sẽ bị quá hạn. Khi dữ liệu trên Slave bị quá hạn thì máy chủ này sẽ không trả lời mỗi truy vấn về zone này nữa. Giá trị expire này phải lớn hơn giá trị refresh và giá trị retry.
  • Minimum TTL: chịu trách nhiệm thiết lập TTL tối thiểu cho 1 zone
  • MX: đây là bản ghi Mail exchanger. Nó chỉ định server nhận và gửi mail
  • CNAME: Là viết tắt của Canonical Name – tên miền chính. Nó sẽ map alias domain(tên miền phụ) tới tên miền khác.
  • PTR: là viết tắt của Pointer. Thuộc tính này phân giải địa chỉ IP thành domain.

[4] Tạo reverse DNS zone file cho tên miền

  • Tạo một reverse DNS zone file cho tên miền example.com theo câu lệnh bên dưới:
  vim /var/named/example.com.rev

Thêm vào nội dung

   $TTL 86400
@ IN SOA dns-server.example.com. admin.example.com. (
2020011800 ;Serial
3600 ;Refresh
1800 ;Retry
604800 ;Expire
86400 ;Minimum TTL
)
;Name Server Information
@ IN NS dns-server.example.com.
dns-server IN A 10.10.34.112

;Reverse lookup for Name Server
112 IN PTR dns-server.example.com.

;PTR Record IP address to Hostname
113 IN PTR www.example.com
111 IN PTR mail.example.com

Chú Ý:

- Domain name server

- Địa chỉ IP

- Khai báo record IP

  • Gán các quyền cần thiết cho 2 file cấu hình trên
  chown named:named /var/named/example.com.db
  chown named:named /var/named/example.com.rev
  • Kiểm tra các file DNS zone lookup có gặp lỗi không, sử dụng các câu lệnh:
  named-checkconf
  named-checkzone example.com /var/named/example.com.db
  named-checkzone 10.10.34.112 /var/named/example.com.rev

Nếu không có lỗi, ouput của bạn sẽ như hình:

  • Khởi động lại Bind DNS server để hệ thống nhận cấu hình mới:
  systemctl restart named
  • Cấu hình firewall để cho phép client truy cập vào hệ thống
firewall-cmd  --add-service=dns --zone=public  --permanent       firewall-cmd --reload  
Thực hiện trên máy Client

[5] Kiểm tra Bind DNS server từ phía client

  • Chỉnh sửa file /etc/resolv.conf và thêm vào cấu hình
   nameserver 10.10.34.112 
  • Chỉnh sửa file /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-ens3, khai báo DNS mới là địa chỉ IP của BIND DNS Server
   DNS="10.10.34.112" 
  • Restart NetworkManager để nhận cấu hình mới
  systemctl restart NetworkManager
  • Sử dụng câu lệnh nslookup để kiểm tra hoạt động của Bind DNS server, như sau:
  nslookup dns-server.example.com
  nslookup mail.example.com
  nslookup www.example.com
  nslookup ftp.example.com
    nslookup 10.10.34.112
  • Để chi tiết hơn, bạn có thể sử dụng câu lệnh dig
  dig www.example.com
  dig -x 10.10.34.112

 Lưu ý: để các máy tính/máy chủ là DNS client trong mạng nội bộ được phân giải bởi DNS server, ta trỏ dns về địa chỉ dns server này trong quá trình thiết lập địa chỉ IP( đối với Windows)

- Với linux trong các file /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-ensXX, sau đó chạy dịch  vụ dns để được phân giải( nếu chưa có thì cài đặt dns)

Link tham khảo:

https://news.cloud365.vn/dns-cau-hinh-dns-server-tren-centos-8/

Nhận xét